Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, đoàn viên Đỗ Văn Thắng tại Tổ dân phố 5, thị trấn Tân Uyên đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, tìm cho mình hướng đi riêng trong phát triển kinh tế. Mô hình nuôi Dúi của anh hiện đang mở ra nhiều triển vọng, thôi thúc cho thanh niên ở địa phương vươn lên khởi nghiệp.

Bạn đang xem: Kỹ thuật nuôi dúi của anh dương văn phương


Ảnh: Mô hình trang trại nuôi Dúi của đoàn viên Đỗ Xuân Thắng

Trước đây anh Thắng đã lựa chọn chăn nuôi gà thương phẩm và gà giống, song nhận thấy mô hình nuôi gà kém hiệu quả, anh trăn trở và tìm kiếm hướng đi mới cho bản thân trong phát triển kinh tế. Sẵn có niềm yêu thích đặc biệt với con Dúi, anh đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về con vật này. Năm 2020, với số vốn tích lũy và vay mượn được, anh bắt đầu nuôi và quyết tâm thực hiện mô hình nuôi Dúi đã ấp ủ từ lâu. Anh xây dựng chuồng trại và mua 20 cặp Dúi giống về nuôi. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên Dúi bị chết nhiều, nhưng không vì thế mà chán nản, anh đã tự mình đi đến những mô hình đã thành công tại các tỉnh thành trong cả nước để học hỏi và trang bị kiến thức nuôi Dúi. Anh Thắng cho biết: Dúi thuộc loại động vật hoang dã nên kỹ thuật nuôi cần thận trọng hơn các loại động vật khác. Bắt buộc phải nắm chắc tập tính, thói quen của nó thì mới phát triển được. Dúi ưa bóng tối, hạn chế ánh sáng trực tiếp và tiếng ồn, ngủ ngày, ăn về đêm. Thức ăn ưa thích của Dúi là cây tre, dòng họ cây tre, thức ăn bổ sung như là mía, ngô, sắn, chít, cỏ voi để cấp nước. Nuôi Dúi không khó nhưng phải đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, nhiệt độ phù hợp nhất từ 25 đến 28 độ C. Để tránh bị sốc nhiệt, phải áp dụng các biện pháp để làm mát chuồng nuôi. Mỗi năm Dúi mẹ sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 3 đến 5 con, sau 3 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng từ 4 đến 5 lạng/con.

Ảnh: Đàn Dúi sinh trưởng và phát triển tốt tại trang trại

Nhận thấy nuôi Dúi khá ổn định, năm 2021, anh tiếp tiếp tục đầu tư mua thêm 80 cặp Dúi về nuôi và nhân giống. Đến nay, mô hình của anh chăn nuôi lên đến 200 cặp Dúi, gồm cả Dúi sinh sản và Dúi thương phẩm. Được xem là đặc sản của vùng núi, thịt Dúi thơm, ngon, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao nên việc tiêu thụ Dúi rất thuận lợi. Theo giá thị trường, Dúi thương phẩm có giá thành khoảng 500 -700.000 đồng/kg; dúi giống bán giá khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/cặp. Mô hình của anh Thắng mỗi năm trừ chi phí, cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Đồng chí Bùi Thị Thương - Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn Tân Uyên cho biết: “Mô hình nuôi Dúi của anh Thắng đã cho thấy bước đầu đạt hiệu quả nhất định. Mô hình đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho phong trào phát triển kinh tế của thanh niên địa phương. Chúng tôi mong muốn, mô hình này sẽ được nhân rộng, để người dân địa phương, đặc biệt tạo cơ hội để đoàn viên thanh niên có thể phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống”.

Ảnh: Lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị trấn thăm mô hình nuôi Dúi của gia đình anh Thắng

Những bước đi đầu tiên từ mô hình nuôi Dúi khá mới này của anh Thắng thêm một lần nữa khẳng định, thanh niên nông thôn hoàn toàn có thể lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương. Tin tưởng rằng, những hoài bão, ước mơ và cả những nỗ lực của anh sẽ sớm thành công và trở thành điểm sáng cho tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ thị trấn Tân Uyên nói riêng và huyện nhà nói chung./.

Về huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) hỏi Phương “dúi”, không ai mà không biết. Từ những con vật sống hoang dã khó nuôi, ít người biết, dưới bàn tay Phương, dúi trở thành sản phẩm được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao.


Về huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) hỏi Phương “dúi”, không ai mà không biết. Từ những con vật sống hoang dã khó nuôi, ít người biết, dưới bàn tay Phương, dúi trở thành sản phẩm được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao.

*
Dương Văn Phương đam mê với việc nuôi dúi- Ảnh: P.L

Sở dĩ người ta gọi Dương Văn Phương (31 tuổi) là Phương “dúi” vì anh là người đầu tiên mày mò nuôi dúi ở Yên Lạc, thành đạt nhờ dúi và cũng là hộ nuôi dúi nhiều nhất với 2 trại và hơn 700 con dúi bố mẹ, 300 con dúi thương phẩm đang sinh sống. Trang trại của Phương hiện được đánh giá là địa chỉ cung cấp dúi lớn nhất miền Bắc.

Mô hình chăn nuôi dúi của anh Phương mỗi năm đem lại lợi nhuận hơn 100 triệu đồng, trong đó năm 2010 khi bắt đầu bán giống, anh Phương đã thu được 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, để thu hoạch được kết quả như vậy, gia đình anh đã trải qua bao khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua nổi do hết vốn.

Năm 2006, tốt nghiệp Trường ĐH Thủy sản, Phương trở về quê bắt đầu nuôi dúi. Dúi là loại động vật họ gặm nhấm sinh sống tự nhiên. Nhưng do bị con người săn bắt nên dúi càng ngày càng hiếm. Do hiếm nên giá bán cũng đắt, Phương nghĩ nếu nhân giống thành công từ dúi hoang sẽ nuôi được.

Với số vốn ít ỏi, Phương tìm mua 25 con dúi hoang về nuôi và nhân giống. Kể về những ngày đầu lập nghiệp, Phương cho biết: “Lúc đó thông tin về loài dúi vô cùng ít ỏi, chưa có ai trên cả nước nuôi nên khi bắt đầu nuôi thì gặp rất nhiều khó khăn. Mày mò trên internet thấy người ta bảo dúi họ chuột nên cũng làm hang, làm cống cho dúi ở. Nhưng thả được 25 con vào buổi sáng, đến chiều 20 con đã bò đi mất. Hóa ra, do mình không lát nền, tường chuồng cũng không làm trơn nhẵn nên nó đào bới, trèo đi hết.

Không nản chí, Phương gia cố lại nền và tường chuồng kỹ hơn. Thay vì đào hang, anh đặt vào chuồng những tấm xi măng, tránh ánh sáng trực tiếp để dúi khỏi bị mù. Sau đó, tìm khắp nơi mua được 10 con dúi hoang, Phương lại tiếp tục. Phải qua 6 lần cải tạo, anh Phương mới tìm ra kiểu chuồng phù hợp và duy trì đến bây giờ. Với kiểu chuồng này, dúi không bò ra ngoài hay đào nền trốn được mà việc nuôi riêng cũng tránh cho dúi cắn nhau hay phát sinh bệnh nấm. Năm 2010, lứa dúi giống đầu tiên được bán đã mang về gần 1 tỉ đồng cũng là lúc nghề nuôi dúi bắt đầu được nhiều người chú ý.

Trở thành tỉ phú nhờ nuôi dúi, nhưng với anh Phương dúi chỉ là niềm say mê và là nghề tay trái. Nghề chính của Phương là chuyên viên Phòng Nghề chăn nuôi thủy sản thuộc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Hết giờ làm việc, Phương lại trở về với trang trại của mình. Phương tâm sự: “Dù sao thì mình cũng tốt nghiệp ĐH nên công tác tại trung tâm cũng là cách để giúp đỡ bà con bằng kiến thức học ở trường và kinh nghiệm thực tế ở trang trại”.

Giá dúi bố mẹ hiện tại được bán từ 700.000 - 1 triệu đồng/cặp, còn dúi thương phẩm có giá khoảng 400.000 đồng/kg. Do vậy, từ khi được anh Phương hướng dẫn nuôi dúi thì ngày càng có nhiều gia đình tham gia.

Xem thêm: Dịch Tiếng Việt Sang Tiếng Anh Bằng Giọng Nói, Dịch Bằng Lời Nói

Hiện tại có nhiều hộ nông dân đã học theo mô hình nuôi dúi của anh. CLB nuôi dúi Vĩnh Phúc cũng đã tập hợp được 30 thành viên. “Con dúi hoang giờ đây trở thành người bạn kinh tế hiệu quả của người nông dân với giá cả cao, ổn định, nhu cầu lớn. Nuôi dúi có nhiều cái lợi vì chi phí đầu tư thấp, ít nhân công, mỗi lứa dúi chỉ mất 6 tháng nuôi là có thể bán thương phẩm nhưng phải kiên trì, chịu khó và đam mê thì mới có thể đồng hành cùng con dúi”, Phương chia sẻ. Phương vinh dự là nhân vật chính trong chương trình truyền hình thực tế Sinh ra từ làng do T.Ư Đoàn, Đài truyền hình Việt Nam cùng Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn sản xuất tháng 2.2012.