Tiếng Anh hiện nay đanglà một trong những ngôn ngữ phụ phổ biến nhất trên thế giới nói chung và khu vực
Đông Nam Á nói riêng. Ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Anh có thể chia thành 2 loại:ngôn ngữ chính (ngoài tiếng mẹ đẻ) ở các nước từng là thuộc địa của các quốcgia nói tiếng Anh như Singapore, Malaysia, Brunei (thuộc địa Anh) hay
Philippines (thuộc địa Mỹ) và ngôn ngữ tiếng nước ngoài ở các nước Campuchia,Lào, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar và Đông Timor.

Bạn đang xem: Tiếng Việt và các ngôn ngữ khác trong khu vực Đông Nam Á

Tiếng Anh ở Singapore:

Ở Singapore, tiếng Anh làquốc ngữ và được ưu tiên hơn tiếng dân tộc của cả ba dân tộc chính (Hoa, Ấn,Malay). Tiếng Anh được sử dụng trong các văn bản chính phủ, khoa học, giao dịchcông thương,…và hệ thống giáo dục của Singapore. Chính sự ưu tiên của chính phủđã mang về nhiều lợi ích cho Singapore, về chính trị lẫn kinh tế. Sự phát triểncủa các cường quốc nói tiếng Anh đã phần nào thúc đẩy sự phát triển của
Singapore – một đất nước vốn không có nhiều tài nguyên và phải dựa vào nguồnnhân lực nước ngoài. Ngoài ra, việc sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chungcũng góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộckhác nhau ở Singapore, làm hùng mạnh thêm nền chính trị nội bộ. Về kinh tế, cáccông ty đa quốc gia cũng xem Singapore như một nơi đầu tư lý tưởng vì không córào cản ngôn ngữ. Tiếng Anh ở Singapor người ta hay gọi là Singlish.

Singlish:

Singlishlà sự kết hợp giữa tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Malay và một số tiếng khác. Nhữngngười mới bước chân đến Singapore có thể sẽ hoàn toàn không hiểu tiếng của ngườibản xứ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của Singlish và tiếng Anh chuẩn.Đầu tiên phải kể đến cách diễn tả theo cú pháp tiếng Hoa (do người Hoa chiếm70% dân số) và thói quen dịch từng chữ. Ví dụ như thay vì nói: Have you eatenyet ? thì Singlish sẽ là You eat already ?

Ngoài ra, nhắc đến
Singlish thì không thể bỏ qua các từ như lah, leh, loh, mah hay được dùng cuốicâu. Ví dụ như: Một số từ khác mượn từ tiếng Malay hay tiếng Trung cũng rấtthông dụng, như Kiasu (sợ thua cuộc, cạnh tranh), alamak (trời ơi, chỉ sự mấttinh thần),…

Các từ/câu khác như: Can,can (Yes, Definitely), “Donwan” (No, I don’t want it), You have or not, So how(What do we do now ?)

Nhìn chung, đối với một sốngười, Singlish là một ngôn ngữ đẹp vì nó pha trộn bản sắc của rất nhiều dân tộc.Tuy nhiên, những người khác lại cảm thấy lúng túng hoặc thậm chí bực mình khinghe Singlish vì câu văn nhiều lỗi ngữ pháp và tiếng lóng. Mặc dù vậy, không thểphủ nhận rằng việc tiếng Anh là một quốc ngữ đã góp phần làm cho Singapore trởthành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Châu Á. Ngày nay, Singapore cònđược biết đến như một điểm đến yêu thích của các du học sinh tại Châu Á.

Tiếng Anh tại Philippines:

Ở Philippines có đến 85thứ tiếng như Tagalog, Cebuano, Ilocano, Hiligaynon hay Waray. Bên cạnh cácngôn ngữ địa phương, tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ chính thứ hai, chỉ sautiếng quốc ngữ là Tagalog (sau này là Phillippine). Hầu hết những người có họcthức ở Philippines đều biết tiếng Anh và sách giáo khoa ở Philippines cũng đượcviết bằng tiếng Anh. Tiếng Anh được phổ biến trong hệ thống giáo dục của
Philippines từ năm 1901 khi có 540 giáo viên người Mỹ đến Philippines sau khi Mỹthay Tây Ban Nha thống trị Phillippines. Tiếng Anh từ đó được sử dụng như mộtngôn ngữ chính thức trong giáo dục, văn học và truyền thông. Đến năm 1946, khi
Philippines dành được độc lập, tiếng Tagalog trở thàng quốc ngữ và vai trò củatiếng Anh dần suy yếu. Tuy nhiên, đến năm 1974 khi chính sách song ngữ được thiếtlập, tiếng Anh trở thành một môn học ở bậc tiểu học và và ngôn ngữ chính thứctrong bậc trung học và đại học.

Philippine English

Một số đặc trưng của tiếng
Anh ở Philippines phải kể đến như sau. Trong phát âm, rất ít người Filipinosphát âm /ae/ trong “mask” (giọng Mỹ) , thay vào đó học phát âm /a/ như trong“father” (giọng Mỹ). Họ cũng ít phân biệt /s, z/ và /ʃ, ʒ/ như trong: azure làayshure, pleasure là pleshure, seize thành sees, hay cars thành karss, hay /ɵ,ð/ thì hay đọc thành /t, d/ (three of these đọc thành ‘tree of dese’). Ngoàira, tiếng Anh ở Philippines cũng mượn từ tiếng Tây Ban Nha như asalto (bữa tiệcbất ngờ), Don/Doña (dùng cho người đàn ông, phụ nữ quyền thế) hay estafa (lừa đảo,bê bối). Một số từ khác mượn từ tiếng Tagalog như boondock (núi), carabao (mộtloại trâu nước). Nhìn chung, tiếng Anh của Philippines chịu ảnh hưởng nhiều từtiếng Anh Mỹ và vay mượn/hoà nhập với tiếng Tây Ban Nha và tiếng địa phương.Tuy nhiên, Philippines ngày nay đang nổi lên là một điểm đến “HOT” nhất của cácdu học sinh tiếng Anh muốn nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Đặc biệt là các du họcsinh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Việt Nam, Thái Lan…thường qua Philippines để trải nghiệm các khóa học ngắn hạn dành cho du học sinh du học Philippines.

Tiếng Anh tại Malaysia:

Tiếng Anh ở Mã Lai (nhấtlà phía Tây) rất giống với tiếng Anh ở Sing (Singlish). Tuy nhiên, cần phảiphân biệt là, cũng giống như ở Singapore, không phải ai cũng nói Singlish và bảnthân tiếng Anh ở Mã Lai cũng được phân chia thành hai loại: Malaysian Standard
English và Manglish. Malaysia Standard English là tiếng Anh dùng trong sách vở,Manglish là tiếng Anh đường phố ở Mã Lai.

Nhìn chung, tiếng Anh ở
Mã Lai, dù là tiếng chuẩn hay tiếng đường phố, đều chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tiếng
Anh-Anh do Malaysia trước đó là thuộc địa của Anh. Nó cũng bị ảnh hưởng từ tiếngcác dân tộc chính như tiếng Mã Lai (Malaysian Bahasa), tiếng Phúc Kiến, tiếng
Quan Thoại, Quảng Đông và cả tiếng Tamil (Ấn Độ). Ngoài ra, do sự du nhập củacác kênh truyền hình, tiếng Anh-Mỹ cũng đang có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt làgiới trẻ.

Malaysia Standard English:

Trong tiếng Anh chuẩn ở
Mã lai, về phần từ vựng có sự giao thoa giữa tiếng Anh-Anh, Anh-Mỹ và tiếng địaphương. Ví dụ, các từ lift/elevator, truck/lorry đều được sử dụng như nhau. Mộtsố từ lại mang nghĩa khác như blur (you look so blur – anh có vẻ không hiểu vấnđề/mập mờ), public phone (điện thoại công cộng – thay vì payphone), mee (mượn từtiếng Phúc kiến – mì, thay vì noodle),…Về phát âm, cơ bản thì tiếng Anh ở Mã
Lai vốn được nói theo kiểu Anh-Anh, với giọng địa phương. Tuy nhiên, ngày càngcó nhiều người nói theo giọng Mỹ do du nhập văn hóa.

Manglish:

Cũng giống như Singlish,Manglish có những tiếng lóng như: chop (mộc thay vì stamp), tahan (chịu đựng,thay vì stand, bear), jalan (từ tiếng Malay – đi bộ, walk), siam (tiếng Malay –trốn, avoid), alamak (tiếng Malay – trời ơi), abaden/abuden ( kết hợp giữa apa– tiếng Malay – cái gì, what, và den – then),…Một số từ như izzit (is it) đượcdùng ở cuối câu hỏi (is it ? ) để khẳng định thêm câu hỏi (is it so ? – phải vậykhông).

Tiếng Anh tại Brunei:

Mặc dù quốc ngữ của
Brunei là tiếng Malay, tiếng Anh được sữ dụng vô cùng phổ biến ở đất nước nàyvà được xem là ngôn ngữ chính thứ hai. Sự phát triển của tiêng Anh ở Brunei đượccho là bắt nguồn từ thời kỳ Brunei dưới quyền bảo hộ của thực dân Anh trong suốtgần một trăm năm. Hầu hết những người có học thức ở Brunei đều thông thạo tiếng
Anh, và vai trò của tiếng Anh được sử dụng như một phương tiện giảng dạy chínhthức từ bậc tiểu học ở một số môn học. Khả năng nói tiếng Anh cũng khá khác biệttheo trình độ giáo dục. Những người tốt nghiệp từ trường công nói tiếng Anh tốthơn khá nhiều so với những người tốt nghiệp ở trường tư.

Nhìn chung, Tiếng Anhở Brunei có một số nét tương đồng với tiếng Anh củc các nước lân cận như
Malaysia hay Singapore. Về từ vựng, một số từ vay mượn từ tiếng Malay như titah(bài phát biểu của Sultan), tudong (khăn quấn đầu của phụ nữ) hay một số món ănđịa phương như bánh kuih/kueh. Về phát âm, âm <θ> hay được phát âm thành ttrong thank &thin, một số cặp nguyên âm dài và ngắn hay thường được nói giốngnhau(như full và fool). Ngoài ra, một số danh từ không đếm được cũng được xemlà danh từ đếm được (số nhiều) như equipments hay jewelleries.

Tiếng Anh ở các nước khác:

Ở các nước khác trong khuvực Đông Nam Á, cụ thể là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar,Indonesia và Đông Timor, vai trò của tiếng Anh cũng được nhấn mạnh trong giáo dục,nhất là trong thời đại giao lưu văn hóa, kinh tế và kỹ thuật đang ngày càngphát triển. Ở những nước này, tiếng Anh được giảng dạy như một môn học trongtrường. Tuy nhiên, trình độ Tiếng Anh (nhất là giao tiếp) cũng còn khá hạn chếso với những nước khác, do tiếng Anh không được sữ dụng nhiều ngoài trường học.

Theo một báo cáo mới nhấtcủa ETS, điểm Toefl của các nước Đông Nam Á (trừ Brunei) lần lượt như sau:

Singapore98

Philippines89

Malaysia89

Indonesia82

Myanmar79

Vietnam78

Thailand76

Cambodia69

Lao68

Timor-leste62

*

Trình độ nói tiếng Anh của các nước Đông Nam á

Theo bảng này, các nướckhông nói tiếng Anh xếp hạng cuối cùng, sau Singapore, Philippines và Mã Lai.Trong đó, tiếng Anh ở Việt Nam chỉ đứng thứ 6 (trong 10 nước), sau Indonesia và
Myanmar. Tất nhiên, bảng xếp hạng này không hoàn toàn phản ảnh đúng trình độ Tiếng
Anh ở Việt Nam, vì phần lớn những người thi TOEFL đều để đi du học. Tuy nhiên,những học sinh, sinh viên đang học tiếng Anh đôi khi lại nói không lưu loát bằngông chạy xích lô hay những người bán hàng ở khu vực đông người du lịch. Một lýdo đơn giản là thực hành.

Ngay sau khi bước chân rakhỏi trường, liệu bạn có nói tiếng Anh ? Bạn có thấy ngượng khi nói tiếng Anh vớingười nước ngoài? Hay bạn cứ mày mò ghi chép những cấu trúc ngữ pháp rồi họcthuộc lòng ? Bạn đã từng xem bài báo tiếng Anh nào chưa, hay xem một đoạn phimmà không cần phụ đề ?

Hệ thống giáo dục là mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếng Anh ở phần lớn các nước ĐNÁkhông tốt bằng các nước khác. Việc đọc, chép truyền thống đã tạo nên một thế hệhọc sinh thụ động, trong khi việc học tốt một ngôn ngữ lại cần nhiều hơn làchép bài và học thuộc. Chìa khóa, một lần nữa, nằm ở phương pháp đúng và thựchành nhiều. Nói nhiều hơn, xem nhiều hơn, đọc nhiều hơn và tự tin hơn. Và tiếng
Anh sẽ không còn là nỗi ám ảnh như một môn học nữa.

Câu nói từ một thế kỷ trước của nhà trí thức Phạm Quỳnh cho thấy tầm quan trọng của tiếng Việt trong đời sống hàng ngày và đối với cả cộng đồng cũng như dân tộc. Không riêng gì tiếng Việt, ngôn ngữ luôn có năng lực gắn kết và kiến tạo, thay vì chỉ là một công cụ giao tiếp đơn thuần.

Câu hỏi về nguồn gốc và sự phát triển của tiếng Việt trong lịch sử là một vấn đề dai dẳng với các nhà ngôn ngữ học, sử học, và nhân học. Việc truy ngược hành trình vận động của ngôn ngữ này giúp chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ của tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Từ đó, góp phần phản ánh mối quan hệ của cộng đồng người Việt với các cộng đồng dân cư khác.

Vậy chính xác thì tiếng Việt đã phát triển thế nào? Liệu tiếng nói từ thời các vị vua phong kiến, hay xa hơn nữa là thời Bắc thuộc, có giống ngôn ngữ chúng ta nói hiện tại? Hãy cùng tcnducpho.edu.vn và Oddly Normal tìm hiểu về cách ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta có hình hài như ngày hôm nay.


Tiếng Việt và những ngôn ngữ “hàng xóm”

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy tiếng Việt thuộc nhóm Việt-Mường, ngữ chi Việt (Vietic) trong ngữ hệ Nam Á. Một số nhà nghiên cứu không đồng ý với nhận định này, bởi các ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á vốn không có thanh điệu và có hệ thống ngữ âm rất phức tạp, trong khi tiếng Việt thì đa thanh và đơn âm (một từ tương đương với một âm tiết).

Thông qua việc so sánh tiếng Việt với những ngôn ngữ lân cận, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài nhóm Việt-Mường, tiếng Việt có mối quan hệ mật thiết với hai nhóm ngôn ngữ khác. Đầu tiên là ngữ hệ Hán-Tạng ở phía Bắc, với đại diện nổi bật là tiếng Hán, tiếng Tạng, và tiếng Miến, phân bố chủ yếu tại vùng phía Bắc Ấn Độ và Myanmar, khu vực dãy Himalaya, và nhiều khu vực ở Trung Quốc.

Một số người cho rằng tiếng Việt có thể bắt nguồn từ ngữ hệ này do sự tương đồng về thanh điệu và từ vựng giữa tiếng Việt với tiếng Hán. Bên cạnh đó, tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ đơn âm.

*
Người ta còn chỉ ra được những sự tương đồng trong nhóm từ vựng cơ bản giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày-Thái trong ngữ hệ Tai-Kadai tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc, với đại diện tiêu biểu là tiếng Thái. Dựa vào luận điểm này mà cách đây khoảng một thế kỷ, Henri Maspero - học giả người Pháp thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ - đưa ra giả thuyết rằng tiếng Việt thực chất có nguồn gốc từ nhóm Tày-Thái.

Thế nhưng các nghiên cứu hiện đại đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục cho thấy tiếng Việt thuộc nhóm Việt-Mường. Một trong những bằng chứng đã cho thấy khoảng 50% từ vựng cơ bản của tiếng Việt bắt nguồn từ các ngôn ngữ trong ngữ hệ Nam Á nguyên thủy.

Chính sự ảnh hưởng từ nhóm Hán-Tạng và nhóm Tày-Thái đã đơn âm hóa tiếng Việt và bổ sung tính đa thanh vào ngôn ngữ của chúng ta. Trong quá trình đơn âm hóa, nhiều từ vựng từ hai nhóm này được “kết nạp” vào tiếng Việt. Điều này phù hợp với lịch sử cư dân tại vùng Đông Nam Á, giải thích tính đa thanh và đơn âm trong ngôn ngữ của chúng ta.

Là một người con trong “gia đình” Nam Á, tiếng Việt ắt có nhiều đặc điểm giống với những người anh em Nam Á khác. Một trong những ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Việt là tiếng Mường, với rất nhiều từ vựng và cách phát âm khá tương đồng nhau. Những điểm tương đồng cũng xuất hiện giữa tiếng Việt và các tiếng vùng Tây Nguyên hiện nay như tiếng Ba Na.

Để hiểu về sự giống nhau này và vị trí của tiếng Việt trong ngữ hệ Nam Á, ta cùng xem xét ví dụ sau. Từ “sông” trong tiếng Việt có phiên bản tiếng Ba Na là “krong” và phiên bản tiếng Mường là “kong.”

*
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “krong” là một cách phát âm của các ngôn ngữ trong nhóm Vietic nguyên thủy. Trong khi tiếng Mường vẫn giữ được dấu vết của tiền phụ âm /k/, thì tiếng Việt thông qua sự tiếp xúc với các ngôn ngữ khác đã biến âm thành “sông.”

Một ví dụ khác về sự liên hệ giữa tiếng Việt và tiếng Ba Na là từ “nước.” Trong tiếng Ba Na thì nước đọc là “đak,” với dấu vết trong tên con sông Đakrông ở tỉnh Quảng Trị. “Nước” và “đak” nghe qua thì rất khác nhau, đó là bởi từ “đak” đã biến âm thành từ “nak” rồi mới chuyển thành “nước.”

Dấu vết của sự biến đổi này vẫn hiện hữu tại một số khu vực miền Trung, nơi người dân vẫn gọi “nước” là “nác.”


Hành trình phát triển của tiếng Việt

Sau khi nắm được mối quan hệ của tiếng Việt với những người anh em Nam Á, một câu hỏi khác nảy sinh: từ khi nào tiếng Việt bắt đầu có sự phân tách thành một thứ tiếng với những đặc điểm riêng biệt như trong hai ví dụ trên?

Khởi điểm xa xưa của tiếng mẹ đẻ của chúng ta bắt nguồn từ thời kỳ tiền Nam Á vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên. Theo đó, ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt và những người anh em Nam Á có thể đã xuất phát từ nền văn minh lúa nước ở khu vực trung lưu sông Dương Tử tại Trung Quốc, sau đó phát tán xuống khu vực Đông Nam Á theo dòng di cư của các nhóm dân.

Cho tới khoảng năm 500 trước Công nguyên, thứ tiếng tiền Nam Á phát triển trên cơ sở ngôn ngữ Nam Á bản địa tại đồng bằng sông Hồng. Đây chính là ngôn ngữ của nền văn hóa Đông Sơn với những đặc tính Nam Á nguyên thủy như là đa âm và không có thanh điệu. Ví dụ, câu “trời sắp mưa” trong giai đoạn này sẽ nói là “blơi tờ-răp kờ-maa.”

Sự vô thanh đó dần thay đổi từ khoảng thế kỷ thứ 6, khi tiếng Việt bước vào thời kỳ tiền Việt-Mường. Nhờ việc tiếp xúc liên tục với tiếng Hán trong một khoảng thời gian dài, tiếng Việt dần hình thành thanh điệu và bị đơn âm hóa giống như tiếng Việt ngày nay.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng thứ tiếng Hán đã tiếp xúc với tiếng Việt là các phương ngữ Hán. Điều này cho thấy sự phức tạp của mối quan hệ Hán-Việt cũng như của giai đoạn phát triển này.

Tới thế kỷ thứ 10, tiếng Việt tiếp tiếp nhận một lượng lớn từ Hán từ tiếng Hán trung cổ và biến chuyển trở thành một ngôn ngữ mới. Các âm đọc Hán Việt hình thành, đồng thời số lượng thanh điệu trong ngôn ngữ nhân đôi từ bốn thanh trong tiếng Hán cổ lên thành tám thanh. Trong thời kỳ này, tiếng Việt và tiếng Mường chưa có sự phân chia.

Tiếng Việt chỉ bắt đầu tách ra từ thế kỷ 12. Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng này là sự biến chuyển của âm /b/ và /đ/ thành /m/ và /n/, với ví dụ của “đác” và “nác.” Từ cuối thế kỷ thứ 15, tiếng Việt bắt đầy bỏ đi hầu hết các tiền âm tiết. Đây chính là giai đoạn biến đổi từ “krong” thành “sông” qua việc biến âm và loại bỏ tiền âm tiết /kr/. Quá trình này diễn ra liên tục cho tới thế kỷ thứ 19.

Thế kỷ thứ 19 đánh dấu sự sinh thành của tiếng Việt hiện đại với sự xuất hiện của cách ký âm chữ Latin - tiền thân của chữ Quốc ngữ hiện nay. Đặc trưng của giai đoạn này là sự tiếp xúc cưỡng ép với văn hóa Pháp, dẫn tới việc du nhập một số từ ngữ mới của tiếng Pháp vào tiếng Việt.

Xem thêm: Bài Văn Mẫu Hay Giới Thiệu Về Bố Mẹ Bằng Tiếng Anh Hay Nhất, Giới Thiệu Về Bố Bằng Tiếng Anh


Kết

Nếu có thể du hành vượt thời gian về gặp ông bà tổ tiên thời Hùng Vương, ắt hẳn chúng ta khó có thể giao tiếp bằng tiếng Việt hiện tại. Tiếng Việt thuở sơ khai là một ngôn ngữ rất khác, và để mang hình hài hiện tại, ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta đã đi qua một hành trình dài cùng nhiều sự thay đổi. Thậm chí, tiếng Việt mà chúng ta sử dụng ngày nay cũng đang biến đổi không ngừng.

Điều này nói gì với chúng ta? Có lẽ bài học lớn nhất mà ta rút ra từ câu chuyện về nguồn gốc tiếng Việt là: ngôn ngữ nói riêng và văn hóa nói chung không đứng yên, chúng luôn luôn vận động và thay đổi. Với tâm thế ấy, những người trẻ Việt phải chăng nên có một góc nhìn đa chiều, có tính phê phán hơn về các hiện tượng ngôn ngữ, chứ không mù quáng cổ vũ hay chống trả đơn thuần trên quan điểm “thuần phong mỹ tục” hay “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.”